Những điểm khác biệt lớn trong trọn bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Mới đây vào ngày 4/4/2022 VPBank đã cho công bố rộng rãi khắp các kênh truyền thông về hình ảnh bộ nhận diện mới của mình, ngay lập tức nó nhận được sự quan tâm lớn của giới Tài Chính và cộng đồng các nhà sáng tạo trong và ngoài nước.
Renew một thương hiệu lớn hơn 30 năm trên thị trường với những khách hàng truyền thống đã quen mắt với bộ nhận diện logo cũ, vậy VPBank đã làm điều đó như thế nào để vẫn bảo tồn các giá trị thành công cũ mà vẫn đáp ứng được sự thay đổi trong nhận thức của tầng lớp trẻ hiện nay ? Cùng Saigonlogo phân tích những điểm mới cốt lõi trong các VPBank làm mới hệ thống nhận diện, các thương hiệu Việt có thể học hỏi được gì từ cách làm của VPBank.
1. Thay đổi định vị chiến lược thương hiệu
Đây là yếu tố nền tảng quyết định thay đổi hình ảnh mới của VPBank. Mỗi thương hiệu được xây dựng bài bản từ đầu đã được thiết kế cho nó một tầm nhìn (Brand vision) và một sứ mệnh (Brand misstion), điều đó được thương hiệu lấy làm trọng tâm trong các hoạt động kinh doanh và truyền thông. VPBank thay đổi chiến lược định vị thương hiệu từ “Hành động vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng”. Sứ mệnh đó sẽ được VPBank từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm tập trung vào 4 giá trị: Thịnh vượng Tài chính – Thịnh vượng Cộng đồng – Thịnh vượng Thể chất và Thịnh vượng Tinh thần.
Thay đổi chiến lược định vị thương hiệu cần thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu là cách tốt nhất để tất cả nhân viên nội bộ, khách hàng và các đối tác của thương hiệu nhận thấy được sự khác biệt, khẳng định sự quyết tâm của thương hiệu cho một sự chuyển dịch mới. Renew thương hiệu có thể thực hiện khi doanh nghiệp tái cấu trúc thương hiệu hoặc tái định vị lại thương hiệu cho phù hợp với bước phát triển mới.
2. Giữ nguyên biểu trưng logo chỉ thay đổi font chữ
Logo của VPBank đã được tinh chỉnh theo tỷ lệ vàng và thay phông chữ mới theo phong cách hiện đại hơn. Sự hài hòa giữa những góc bo tròn và đường nét vuông vức cùng màu xanh tươi sáng, rực rỡ hơn biểu trưng cho gắn kết của con người và công nghệ của VPBank. Có thể nói sự thay đổi khó có thể nhận ra đối với những người không quá chú ý đến font chữ thương hiệu của VPBank tuy nhiên việc thương hiệu chỉ thay đổi font chữ thôi cũng đã mang nhiều hàm ý góp phần bổ sung ý nghĩa cho chiến lược thương hiệu mới.
Nguyên tắt khi làm mới thiết kế logo đặc biệt với các logo thương hiệu đã được khách hàng quen mắt thì không nên thay đổi quá 20% thiết kế cũ bởi bất cứ một sự thay đổi lớn sẽ làm cho khách hàng hụt hẫn, nhằm lẫn rằng thương hiệu bạn đang có vấn đề, làm giảm độ tin cậy của thương hiệu.
3. Giữ nguyên tone màu truyền thống Xanh – Đỏ
Điểm mới trong cách sử dụng tone màu mới của VPBank đó chính là một sự kết hợp pha trộn hai tone màu truyền thống xanh và đỏ với những hoạ tiết bông hoa thịnh vượng đặc trưng. Theo phong cách thiết kế mới màu xanh được phối một cách linh hoạt và mềm mại hơn với những hiệu ứng chuyển màu (gradient) làm tăng tính chất năng động của thương hiệu, sự tươi mới trong thiết kế. Bộ màu sắc mới của thương hiệu cũng khẳng định công nghệ là yếu tố được hướng đến giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Cũng tương tự như logo, màu sắc không có sự thay đổi trong bộ nhận diện mới tuy nhiên cách thương hiệu sử dụng và phát triển bộ màu sắc thương hiệu thì rất mới. Khách hàng của VPBank vẫn thấy hình ảnh màu xanh quen thuộc những cũng cảm thấy tính mới mẻ năng động và sáng tạo của thương hiệu.
Trong hệ thống nhận diện thương hiệu nếu như logo là linh hồn của thương hiệu thì màu sắc như là một cơ thể con người do vậy màu sắc ảnh hưởng đến nhận diện thị giác rất cao, cần có sự khác biệt về lựa chọn màu sắc sao cho khác biệt với các đối thủ cùng ngành để tránh sự nhầm lẫn về định vị thương hiệu.
4. Bài học kinh nghiệm
Thay đổi chiến lược định vị thương hiệu cần thay đổi bộ nhận diện thương hiệu để đồng nhất và truyền thông nhận thức đến nhân viên – khách hàng và đối tác.
Thay đổi bộ nhận diện hay xây dựng bộ nhận diện mới ngay từ đầu cần có nền tảng thương hiệu đó là định vị thương hiệu. Đại đa số 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại rất ít quan tâm hoặc xem nhẹ yếu tố cơ bản này mà chỉ tập trung bắt tay vào thiết kế ngay và lựa chọn phương án thiết kế theo cảm tính chứ không có bất kỳ một phân tích hay định hướng cụ thể. Một thương hiệu trẻ trung năng động cần thiết kế hình ảnh màu sắc, logo phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà nó hướng đến hay một thương hiệu cao cấp cần thiết kế logo tối giản không lạm dụng màu sắc quá nhiều…
Làm mới logo thương hiệu cần phải kế thừa nền logo cũ không nên thay đổi quá 20% thiết kế cũ để tránh gây nhận thức tiêu cực về thương hiệu hiện tại.
Bài viết liên quan: