Đừng đặt tên thương hiệu (brand name) theo cảm tính hãy làm theo cách đặt tên thương hiệu với công thức đơn giản tại Saigonlogo mà ai cũng có thể làm được. Nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, tiết kiệm ngân sách marketing đáng kể nhờ ý tưởng tên thương hiệu sáng tạo, có nhiều trường hợp vô tình đến may mắn nhưng trong bối cảnh cạnh trang khủng khiếp như ngày này thì bạn đừng trông chờ vào yếu tố may rủi mà hãy thực hiện đúng quy trình đặt tên thương hiệu tại Saigonlogo để có tên nhãn hiệu ấn tượng dễ nhớ và có ý nghĩa truyền tải tất giá trị mà doanh nghiệp bạn muốn gửi đến khách hàng.

Nhiều startup khởi nghiệp định bán thứ gì đó, lập tức đặt cho nó một cái tên mà không nghĩ là cái tên đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của thương hiệu. Nhiều cái tên đã tự giới hạn thị trường, khách hàng, ngành hàng, sản phẩm dịch vụ của mình vì nó quá đặc thù, quá riêng biệt, dù bạn không có chủ đích giới hạn nó trong thị trường hay phân khúc  đó.

Ví dụ về đặt tên thương hiệu thuần Việt quá, đọc và phát âm quá khó đối với nguời nước ngoài, sẽ cản trở việc quốc tế hóa nó về sau. Tên thương hiệu gắn chặt vào một loại sản phẩm, ví dụ VinaXoài sẽ khó mở rộng sang các loại trái cây khác như ổi, thanh long, sầu riêng, nhãn…, VinaDép sẽ khó mở rộng sang các sản phẩm giầy, ủng, găng tay, thắt lưng, túi xách, ví da…, mà nếu có mở được, thì cũng tốn rất nhiều công sức, chi phí để “cài đặt” lại nhận thức của người tiêu dùng, mà chưa chắc đã hiệu quả!

Đảm bảo đồng bộ với phong cách thương hiệu

Phong cách thương hiệu (brand personality) là một tập hợp các tính cách đặc điểm nhân cách hoá thương hiệu như một con ngời, thương hiệu có cảm xúc, có tính cách riêng biệt. Tính cách thương hiệu là một khuôn khổ giúp một công ty hoặc tổ chức định hình văn hoá doanh nghiệp, cách mọi người cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ hoặc sứ mệnh của họ. Tính cách thương hiệu của một công ty gợi ra phản ứng cảm xúc trong một phân khúc người tiêu dùng cụ thể, với mục đích kích động những hành động tích cực có lợi cho công ty. Brand personality là định vị thương hiệu cảm tính không thể đọc hay nhìn thấy nó được mà phải cảm nhận. Phong cách thương hiệu không chỉ ảnh hưởng đến cách đặt tên thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ thiết kế bộ nhận diện đến bao bì, hình ảnh quảng cáo truyền thông của thương hiệu

Chẳng hạn như cách đặt tên thương hiệu thời trang trẻ thì phải năng động, tự tin, đôi lúc phá cách táo bạo cho nên tên gọi thương hiệu cần gần gủi với giới trẻ và ưu tiên dùng tiếng Anh hơn là tiếng Việt, sự khác lạ trong ký tự chữ cái cũng là cách để tạo điểm nhấn trẻ trung cho tên nhãn hiệu. Một số tên thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam như: JUNO, OWEN, UO… hay một vài thương hiêu thời trang khác đã sáng tạo tên thương hiệu rất chuyên nghiệp.

Công thức đặt tên thương hiệu 4P

Sau khi doanh nghiệp bạn xác định được định hướng tầm nhìn phát triển và xây dựng chiến lược định vị thương hiệu rõ ràng thì lúc bấy giờ bạn phải cân nhắc lựa chọn tên thương hiệu. Có một công thức mà dù bạn chọn tên thương hiệu là tiếng Anh hay tiếng Việt thì luôn cần phải tuân thủ đó là công thức đặt tên thương hiệu theo tiêu chuẩn 4P tại Saigonlogo như sau:

1. Phải dễ đọc:

Cách phát âm tên thương hiệu dễ không gây nhằm lẫn qua các nghĩa bóng nếu là tiếng Việt. Trường hợp tên thương hiệu là tiếng Anh thì khi dịch qua tiếng Việt phải có một ý nghĩa tốt không hiểu sang các nghĩa xấu hoặc ý nghĩa nhạc nhẽo nhàm chán. Cách phát âm dễ từ đó giúp khách hàng nhớ lâu hơn, một vài gợi ý tên thương hiệu dễ đọc như: Vinamit, PanaPro, Javie, Owen… các tên này có đặc điểm chung là từ ngữ không quá dài, phát âm dễ dù người đọc không biết tiếng Anh.

2. Phải dễ viết

Tên thương hiệu không nên quá dài, phát âm không quá ba (03) từ đối với cả hai tiếng Anh và tiếng Việt, tốt nhất là hai từ (02) để ngắn gọn. Không nên đặt tên cho thương hiệu với những từ có quá nhiều ký tự sẽ làm khách hàng khó viết tên thương hiệu của bạn chẳng hạn như tên Green Agriculture có quá nhiều ký tự trong từ [Agriculture] làm cho người viết khó có thể viết lại đúng tên thương hiệu nếu họ không phải là người tốt tiếng Anh. Thay vì để tên dài như vậy bạn có thể rúc gọn lại thành Green Agri nó sẽ trông thẩm mỹ hơn khi viết và dễ đọc hơn khá nhiều.

3. Phải dễ nhớ

Có những thương hiệu chỉ nghe qua hai ba lần thôi là khách hàng có thể nhớ lâu liên tưởng ngay đến các sản phẩm dịch vụ bạn đang kinh doanh. Lựa chọn tên thương hiệu dễ nhớ giúp bạn đỡ tốn kém chi phí marketing hơn so với đối thủ, tạo lợi thế cạnh tranh. Một số gợi ý tên thương hiệu dễ nhớ như SaigonCoop, VinMart, Bách Hoá Xanh… những tên thương hiệu này được thiết kế tối ưu cho một ngành nghề kinh doanh bán lẻ thực phẩm tiêu dùng, nghe qua tên khách hàng đã nhận thức được ngay doanh nghiệp này kinh doanh gì. Cách đặt tên thương hiệu gắn với một địa danh, một xu hướng xã hội cũng là lợi thế lớn về truyền thông cho doanh nghiệp.

4. Phải đăng ký nhãn hiệu được

Đây là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp nào muốn kinh doanh bền vững, có định hướng phát triển thương hiệu rõ ràng dài hạn. Đăng ký SHTT khả thi giúp cho doanh nghiệp bạn yên tâm hơn trong đầu tư chi phí xây dựng thương hiệu. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn không làm kỹ nguyên tắt này sau hai năm đưa thương hiệu ra thị trường bạn bần thần phát hiện có một thương hiệu khác y chang hoặc gần giống với thương hiệu của bạn cũng đang kinh doanh cùng ngành nghề và họ đã tiến hành đăng ký độc quyền thương mại ? Tác hại khôn lường có thể dẫn đến doanh nghiệp bạn bị kiện tụng, bồi thường chi phí cho đối thủ.

Đặt tên thương hiệu – hãy làm đúng ngay từ đầu

Những nguyên tắt đặt tên thương hiệu trên làm nền tảng cho các ý tưởng về tên thương hiệu, để có một lựa chọn tốt nhất các doanh nghiệp cần xây dựng nhiều ý tưởng khác nhau tất cả cần tuân thủ một quy trình đặt tên thương hiệu bài bản. Nếu như việc thiết kế thương hiệu có thể thay đổi và điều chỉnh theo thời gian dễ dàng thì tên thương hiệu sẽ đi với doanh nghiệp suốt cả một hành trình trọn đời trừ khi bạn ngừng kinh doanh nó nữa. Hãy nhìn xem các thương hiệu hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực từ thời trang, công nghệ đến sản xuất… tất cả đều không thay tên dù đã trải qua hàng chục năm trên thị trường trong khi logo thương hiệu thì cứ cách vài năm lại có sự thay đổi nhỏ.

Đặt tên thương hiệu (brand name), thiết kế logo (design), màu sắc thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu (brand identity)… đều nên và phải theo sau một chiến lược thương hiệu (brand strategy). Mà chiến lược thì phải theo sau một sứ mệnh thương hiệu (brand mission) và tầm nhìn thương hiệu (brand vision).

Một phi thuyền không gian có một sứ mệnh là chinh phục không gian. Nó phải được thiết kế đúng ngay từ đầu để bứt ra khỏi sức hút của trái đất và bay vào không gian. Một thương hiệu cũng vậy, nó phải được cởi trói xây dựng và định hình phong cách ngay từ đầu để có thể vương xa trên thương trường ác liệt.