10 Câu hỏi đáp về đăng ký độc quyền thương hiệu

Để giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về đăng ký độc quyền thương hiệu (quyền SHTT nhãn hiệu), quyền sáng tác nhãn hiệu và kiểu dáng nhãn hiệu. Saigonlogo xin liệt kế 10 câu hỏi thường gặp trong vấn đề đăng ký nhãn hiệu.

Câu 1 : Đăng ký độc quyền thương hiệu ® khác với đăng ký bảo hộ quyền sáng tác © nhãn hiệu như thế nào ?

Đáp : Đăng ký độc quyền thương hiệu ® có giá trị cao nhất trong các văn bằng chứng nhận độc quyền nhãn hiệu. Khi tiến hành đăng ký ® doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận cho mẫu thiết kế và tên nhãn hiệu độc quyền. Tuy nhiên ® chỉ có ý nghĩa trong phạm vi kinh doanh thương mại, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng bị người khác sử dụng tên nhãn hiệu và mẫu thiết kế vào các mục đích khác không phải kinh doanh. Ngược lại quyền sáng tác nhãn hiệu © được bảo hộ trên tất cả các lĩnh vực bất kỳ đâu có sự xuất hiện của sự sáng tạo. Quyền © có hạn chế lớn nhất là bằng chứng nhận không bảo hộ tên nhãn hiệu mà chỉ bảo hộ mẫu thiết kế sáng tạo.

Câu 2 : Khi nào doanh nghiệp nên đăng ký quyền tác giả và độc quyền thương hiệu ?

Đáp : Doanh nghiệp khi mới triển khai kinh doanh hoặc kinh doanh lâu năm chưa đăng ký thì nên tiến hành đăng ký độc quyền nhãn hiệu SHTT trước để bảo vệ tên nhãn hiệu, nếu có điều kiện chi phí thì doanh nghiệp nên đăng ký luôn cả quyền sáng tác nhãn hiệu / logo / bao bì… để tính bảo hộ pháp lý được toàn diện hơn.

Câu 3 : Doanh nghiệp tôi đã kinh doanh lâu năm, nay muốn đăng ký SHTT độc quyền nhãn hiệu nhưng khi tra cứu thì nhãn hiệu đã bị trùng lắp thì phải làm sao ?

Đáp : Trường hợp này doanh nghiệp nên tiến hành làm hồ sơ đăng ký quyền tác giả để bảo hộ phần thiết kế nhãn hiệu / logo trước. Nếu thương hiệu doanh nghiệp của doanh nghiệp đã kinh doanh lâu năm được nhiều khách hàng biết tới thì việc đổi tên thương hiệu sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì thế doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn đặt tên nhãn hiệu chuyên nghiệp để các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

Câu 4 : Nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam khi doanh nghiệp kinh doanh doanh ra nước ngoài thì có được bảo hộ không ?

Đáp : Nếu trường hợp doanh nghiệp bạn kinh doanh mở công ty hoặc chi nhánh tại nước ngoài thì doanh nghiệp cần liên hệ cơ quan nhà nước của nước sở tại để làm đăng ký mới. Văn bằng chứng nhận độc quyền nhãn hiệu chỉ có giá trị trong quốc gia sở tại.

Câu 5 : Thời gian cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu ? Khi hết hạn thì có phải đăng ký mới lại hay không ?

Đáp : Thời gian cấp bằng bảo hộ SHTT ® có hiệu lực 1 năm, sau khi hết hạn doanh nghiệp tiến hành liên hệ cơ quan nhà nước tiến hành gia hạn bằng tiếp tục. Thời gian chứng nhận quyền sáng tác © có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong  thời hạn là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.

Câu 6 : Doanh nghiệp tôi kinh doanh ngành thực phẩm đã được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thành công, nay doanh nghiệp tôi kinh doanh thêm mảng mới là buôn bán thiết bị điện tử vậy doanh nghiệp tôi có phải đăng ký mới lại hay không ?

Đáp : Theo quy định của luật SHTT Việt Nam thì đây là 02 ngành nghề kinh doanh khác nhau cho nên doanh nghiệp cần phải đăng ký ngành kinh doanh mới nếu muốn được bảo hộ luôn lĩnh vực mới xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký thì mọi rủi ro xảy ra sẽ không được pháp luật bảo vệ cho ngành kinh doanh mới.

Câu 7 : Doanh nghiệp tôi đã kinh doanh lâu năm và được cấp chứng nhân độc quyền nhãn hiệu ®, nay do nhu cầu phát triển cho nên doanh nghiệp tôi có thay đổi mẫu thiết kế nhãn hiệu, logo mới. Vậy doanh nghiệp tôi có phải đăng ký SHTT độc quyền nhãn hiệu ® mới nữa hay không ?

Đáp : trường hợp này doanh nghiệp chỉ cần đăng ký lại quyền sáng tác mẫu nhãn hiệu mới © là được vì tên nhãn hiệu doanh nghiệp đã được bảo hộ rồi. Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu nhãn hiệu mới và được bảo hộ của pháp luật đầy đủ không hề ảnh hưởng.

Câu 8 : Trường hợp phát hiện đối thủ sử dụng các mẫu thiết kế, mẫu bao bì giống như của doanh nghiệp tôi thì phải làm gì ? Doanh nghiệp tôi có thể khiếu nại được không ?

Đáp : Nếu phát hiện bất cứ hình thức sử dụng mẫu nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, mẫu thiết kế bao bì sản phẩm nào giống như của doanh nghiệp bạn mà chưa được sự cho phép thì doanh nghiệp bạn có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo vệ. Đồng thời bạn có thể yêu cầu đối phương gỡ bỏ tất cả các nhãn hiệu vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Câu 9 : Tôi có tự tra cứu trên trang web của Cục SHTT tuy nhiên khi nộp đơn đăng ký thì sau một thời gian bị từ chối cấp bằng. Xin cho hỏi nguyên nhân vì sao ?

Đáp : trường hợp một là do thời điểm tra cứu hồ sơ trên trang cơ sở dữ liệu của Cục SHTT chưa cập nhật lên hồ sơ đang trong quá trình nhập liệu cho nên doanh nghiệp không kiểm tra được các doanh nghiệp này. Theo quy định doanh nghiệp nào đăng ký trước sẽ được cấp bằng trước, dựa theo đó có thể doanh nghiệp bạn bị từ chối cấp chứng nhận. Trường hợp thứ 2 có thể do bạn tra cứu chưa đúng cách nên kết quả tra cưu sai. Trường hợp này doanh nghiệp bạn nên nhờ các bên chuyên môn để thực hiện tra cứu hồ sơ.

Câu 10 : Tôi là cá nhân kinh doanh chưa thành lập công ty vậy tôi có làm đăng ký nhãn hiệu độc quyền được hay không ?

Đáp : pháp nhân đứng tên đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo quy định của Cục SHTT là cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. Vậy bạn có thể đứng tên hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, quyền sáng tác mà không có bất kỳ vấn đề trở ngại nào. Tuy nhiên khuyến khích đăng ký theo pháp nhân công ty để uy tín bảo hộ và giá trị thương hiệu cao hơn.